Trong môi trường văn phòng hiện đại, lựa chọn bàn làm việc phù hợp không chỉ cải thiện hiệu suất công việc mà còn nâng cao tinh thần và sức khỏe cho nhân viên. Vậy hiện nay có các loại bàn làm việc nào? Hãy cùng Okamura khám phá những cách phân loại bàn làm việc phổ biến và 7 tiêu chí chọn bàn làm việc phù hợp ngay trong bài viết dưới đây.
1. Phân loại theo chiều cao
Một trong những cách phân loại bàn làm việc phổ biến là phân theo chiều cao, điều này giúp đáp ứng nhu cầu và phong cách làm việc của nhiều người dùng khác nhau. Dựa trên chiều cao của bàn làm việc, có thể chia thành 3 loại chính bao gồm: Bàn làm việc ngồi bệt, bàn làm việc đứng và bàn làm việc ngồi ghế.
1.1. Bàn làm việc ngồi bệt
Bàn làm việc ngồi bệt là mẫu bàn có chiều cao trong khoảng 25 - 35 cm, phù hợp để sử dụng khi người dùng ngồi trực tiếp trên sàn nhà hoặc các tấm nệm mỏng. Bên cạnh đó, mẫu bàn này còn giúp tạo nên một không gian làm việc thoải mái và thân thiện.
Bàn làm việc ngồi bệt sở hữu những ưu điểm nổi bật sau:
Dễ di chuyển và cất gọn: Bàn làm việc ngồi bệt thường có thiết kế gọn nhẹ và dễ dàng di chuyển, sắp xếp lại trong không gian làm việc. Khi không sử dụng, bạn có thể gấp gọn để lưu trữ giúp tiết kiệm diện tích.
Thiết kế tối giản: Bàn ngồi bệt thường được thiết kế đơn giản và không có nhiều chi tiết phức tạp, tạo cảm giác gọn gàng và thanh lịch cho không gian làm việc.
Sử dụng cho không gian nhỏ: Bàn ngồi bệt là lựa chọn lý tưởng cho những không gian làm việc hạn chế về diện tích như căn hộ nhỏ hoặc phòng làm việc tại nhà.
Mang phong cách truyền thống: Bàn bệt được làm từ gỗ hoặc kết hợp với chân kim loại thường mang đến cảm giác gần gũi, truyền thống, đặc biệt phù hợp nếu bạn yêu thích phong cách làm việc giản dị và tinh tế.
1.2. Bàn làm việc đứng
Bàn làm việc đứng là mẫu bàn có chiều cao từ 100cm trở lên, bao gồm bàn có thể điều chỉnh độ cao để phù hợp cho cả tư thế đứng và ngồi, và bàn cố định chiều cao, chỉ dành riêng cho công việc đứng. Những thiết kế này mang lại sự linh hoạt và tiện lợi, đáp ứng nhiều nhu cầu làm việc khác nhau.
Việc sử dụng bàn làm việc đứng không chỉ là một xu hướng, mà còn là bước tiến trong việc chăm sóc sức khỏe và nâng cao hiệu suất làm việc khi tích hợp nhiều đặc điểm ưu việt như:
Điều chỉnh bằng cơ hoặc điện tử: Một số mẫu bàn làm việc đứng hiện nay có hệ thống tùy chỉnh chiều cao bằng tay, trong khi các mẫu cao cấp hơn sử dụng cơ chế điều chỉnh điện tử. Điều này giúp người dùng dễ dàng thay đổi nhiều tư thế làm việc khác nhau sau mỗi 30 phút, giảm bớt căng thẳng cho cơ thể.
Cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần: Sử dụng bàn làm việc đứng mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe như cải thiện lưu thông máu hay giảm đau mỏi vai gáy do ngồi lâu. Bên cạnh đó, sản phẩm còn giúp người dùng cải thiện tinh thần làm việc, tăng sự tập trung và năng suất trong công việc.
Mang phong cách hiện đại và tinh tế: Bàn làm việc đứng thường có thiết kế tối giản và hiện đại, mang lại vẻ đẹp tinh tế và sang trọng cho không gian văn phòng. Sự kết hợp giữa chức năng và thẩm mỹ của bàn đứng không chỉ đáp ứng nhu cầu sử dụng mà còn nâng cao giá trị thẩm mỹ cho môi trường làm việc.
1.3. Bàn làm việc dùng kèm ghế ngồi
Bàn làm việc ngồi ghế là mẫu bàn có chiều cao từ 70cm, được thiết kế để người dùng ngồi trên ghế trong quá trình việc. Đây là loại bàn làm việc truyền thống và phổ biến, được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng nhất hiện nay.
Đây là lựa chọn phổ biến nhờ vào tính tiện dụng và thoải mái mà còn vì những đặc điểm nổi bật sau:
Phù hợp với nhiều kiểu không gian: Bàn làm việc ngồi ghế có nhiều mẫu mã khác nhau như hình chữ nhật, hình tròn, hình chữ L,... nên kết hợp hài hoà với nhiều không gian làm việc khác nhau, từ các văn phòng nhỏ gọn đến rộng lớn, mang lại sự linh hoạt trong bố trí nội thất văn phòng.
Hỗ trợ lưng khi làm việc lâu dài: Đây là loại bàn thông dụng, thích hợp để ngồi làm việc trong thời gian dài. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp với ghế công thái học để đảm bảo tư thế ngồi tốt cho sức khỏe.
Đa dạng phong cách: Tùy thuộc vào chất liệu và màu sắc lựa chọn, thiết kế bàn làm việc ngồi ghế có thể phù hợp với cả văn phòng theo phong cách hiện đại hoặc truyền thống. Sự đa dạng này giúp người dùng dễ dàng lựa chọn mẫu bàn phù hợp với thẩm mỹ và không gian làm việc của mình.
2. Phân loại theo số lượng người dùng
Ngoài việc phân loại bàn làm việc theo chiều cao, việc phân chia theo số lượng người sử dụng cũng giúp đáp ứng tốt hơn nhu cầu làm việc của cá nhân và nhóm trong không gian văn phòng. Dựa theo số lượng người dùng, bàn làm việc được phân thành 3 loại chính bao gồm: Bàn làm việc đơn, bàn làm việc nhóm và bàn làm việc phòng họp.
2.1. Bàn làm việc đơn
Bàn làm việc đơn là loại bàn thiết kế để phục vụ cho nhu cầu làm việc của một cá nhân. Loại bàn này bao gồm cả bàn làm việc cho nhân viên và lãnh đạo, phù hợp cho cả khu vực làm việc chung và phòng làm việc riêng.
Việc lựa chọn các loại bàn làm việc đơn không chỉ đáp ứng nhu cầu của cá nhân mà còn góp phần tạo nên môi trường làm việc hiệu quả và chuyên nghiệp bởi sản phẩm sở hữu những ưu điểm vượt trội như:
Kích thước: Bàn làm việc đơn thường có kích thước đủ rộng để đặt một máy tính, tài liệu và một số đồ dùng văn phòng cơ bản. Kích thước phổ biến của loại bàn này là từ 80 cm x 60 cm (dài x rộng) đến 120 cm x 60 cm (dài x rộng), có thể thay đổi tùy vào thiết kế và nhu cầu sử dụng.
Tích hợp thêm tính năng tiện ích: Bàn làm việc đơn thường có thêm ngăn kéo hoặc kệ tiện ích để lưu trữ tài liệu, đồ dùng văn phòng và phụ kiện cá nhân. Những tính năng này giúp tối ưu không gian lưu trữ, giữ cho bàn luôn gọn gàng và ngăn nắp.
Dễ lắp đặt và di chuyển: Bàn đơn thường được thiết kế để dễ dàng lắp đặt và di chuyển, thuận tiện cho việc sắp xếp lại không gian văn phòng khi cần thiết. Các bạn có thể tham khảo thêm về: "Cách lắp bàn văn phòng" để có thể tự lắp các loại bàn đơn một cách nhanh chóng. Hơn nữa, việc di chuyển bàn làm việc đơn không đòi hỏi nhiều công sức, giúp linh hoạt trong việc tổ chức không gian làm việc mới
Thiết kế thay đổi tùy theo cấp bậc: Bàn làm việc cho nhân viên thường có thiết kế hiện đại, ưu tiên sự tối giản và đồng bộ với phong cách văn phòng. Ngược lại, bàn làm việc đơn cho cấp điều hành thường có thiết kế sang trọng, thể hiện quyền lực và uy nghiêm, có tính cá nhân hóa cao, phản ánh vị thế và phong cách của người sử dụng.
2.2. Bàn làm việc nhóm
Bàn làm việc nhóm là loại bàn được thiết kế cho 2 - 8 người dùng, thường được sử dụng trong khu vực làm việc chung của nhân viên, phòng họp nhỏ hoặc không gian làm việc nhóm.
Sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội, bàn làm việc nhóm luôn được các tổ chức lựa chọn bởi:
Kích thước lớn: Bàn làm việc nhóm thường có kích thước lớn để đủ chỗ cho nhiều người làm việc cùng một lúc. Kích thước cụ thể có thể thay đổi tùy theo số lượng người sử dụng, đảm bảo mỗi người đều có không gian làm việc thoải mái.
Phong cách hiện đại: Thiết kế của bàn làm việc nhóm thường mang phong cách hiện đại, với các đường nét tinh tế kết hợp cùng chất liệu cao cấp. Điều này không chỉ mang lại cảm giác chuyên nghiệp mà còn góp phần nâng cao thẩm mỹ cho không gian văn phòng.
Tạo môi trường làm việc tích cực: Việc sử dụng bàn làm việc nhóm khuyến khích sự giao tiếp và hợp tác giữa các nhân viên, tạo ra môi trường làm việc tích cực và năng động, dễ dàng trao đổi ý tưởng và hỗ trợ lẫn nhau trong dự án.
Tối ưu diện tích sử dụng: Thay vì mỗi người một bàn riêng lẻ, việc sử dụng bàn nhóm giúp tiết kiệm không gian, tạo ra một khu vực làm việc mở và thoải mái hơn.
Có thể tích hợp thêm vách ngăn: Một số mẫu bàn làm việc nhóm có thể tích hợp thêm vách ngăn bằng vải, kính hoặc nhựa mica giúp tạo ra sự riêng tư cần thiết cho từng cá nhân khi cần tập trung vào công việc.
2.3. Bàn phòng họp
Bàn phòng họp là loại bàn được thiết kế đặc biệt cho các cuộc họp, hội nghị, hoặc thảo luận nhóm thường với 10 người sử dụng trở lên.
Bàn phòng họp không chỉ là lựa chọn tối ưu nhờ vào tính tiện dụng và thoải mái mà còn vì những đặc điểm nổi bật sau:
Kích thước lớn: Bàn phòng họp thường có kích thước lớn để đủ chỗ cho nhiều người tham gia họp. Chiều dài bàn có thể dao động từ 240 cm trở lên và chiều rộng thường từ 120 - 220cm, đảm bảo mọi người đều có không gian thoải mái để làm việc và trao đổi ý kiến. Tham khảo ngay bài viết về kích thước bàn họp 6 người.
Thiết kế tinh tế và chất liệu cao cấp: Bàn thường có thiết kế sang trọng, giúp tạo ấn tượng tốt và thể hiện sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp với đối tác trong các cuộc họp quan trọng. Chất liệu sử dụng thường là gỗ cao cấp, kim loại hoặc kính, giúp nâng tầm không gian phòng họp.
Tích hợp thêm tiện ích: Nhiều mẫu bàn phòng họp hiện đại còn tích hợp thêm cổng USB, ổ cắm điện hoặc hệ thống quản lý dây cáp, giúp người dùng dễ dàng kết nối với các thiết bị công nghệ. Những tiện ích này không chỉ mang lại sự tiện lợi mà còn giúp duy trì sự gọn gàng và ngăn nắp cho không gian.
3. Một số cách phân loại khác
Ngoài việc phân loại theo chiều cao và số lượng người dùng, bàn làm việc còn được phân loại theo nhiều cách khác nhau để phù hợp với nhu cầu và không gian sử dụng.
3.1. Phân loại theo hình dáng bàn
Việc phân loại theo hình dáng giúp bạn dễ dàng lựa chọn được mẫu bàn phù hợp với kích thước thực tế tại văn phòng và mục đích sử dụng. Cách phân loại này sẽ giúp bạn tối ưu hóa không gian và mang lại hiệu quả làm việc cao nhất:
Bàn hình chữ nhật: Đây là loại bàn phổ biến nhất, phù hợp với nhiều không gian và mục đích sử dụng. Bàn chữ nhật mang lại không gian làm việc rộng rãi, giúp người dùng dễ dàng bố trí các vật dụng (máy tính, máy in, tài liệu, bàn phím, bàn làm việc giám đốc...)
Bàn hình oval: Bàn hình oval mang lại lại vẻ mềm mại và thanh lịch, tạo nên không gian làm việc tinh tế và sang trọng.
Bàn hình vuông: Loại bàn này thường phù hợp với các không gian phòng họp nhỏ gọn với số lượng người sử dụng dưới 4 người.
Bàn hình tròn: Mẫu bàn này thường được sử dụng trong các khu vực làm việc nhóm nhỏ hoặc các cuộc họp ngắn, khuyến khích sự giao tiếp và hợp tác giữa các thành viên.
Bàn hình chữ L: Bàn hình chữ L là lựa chọn lý tưởng cho những văn phòng cần nhiều không gian để làm việc và lưu trữ. Thiết kế này tận dụng góc phòng một cách hiệu quả và mang lại môi trường làm việc rộng rãi, thông thoáng.
3.2. Phân loại theo chất liệu
Phân loại bàn làm việc theo chất liệu cũng là một cách hữu ích để người dùng lựa chọn được mẫu bàn phù hợp với phong cách và nhu cầu sử dụng. Chất liệu phù hợp không chỉ giúp gia tăng tuổi thọ cho nội thất văn phòng mà còn thể hiện phong cách, sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp.
Đặc biệt, mỗi loại chất liệu đều mang lại những ưu điểm riêng, tạo nên sự đa dạng trong thiết kế và sử dụng. Có hai loại bàn làm việc chính theo chất liệu bao gồm:
Bàn làm việc bằng gỗ: Chất liệu mang lại vẻ đẹp tự nhiên, ấm cúng và sang trọng cho không gian làm việc. Chất liệu gỗ có độ bền cao, dễ dàng kết hợp với nhiều phong cách nội thất khác nhau. Bạn có thể lựa chọn giữa gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp.
Bàn làm việc kim loại: Chất liệu kim loại mang đến vẻ đẹp hiện đại, chắc chắn và bền bỉ, có thể kết hợp với nhiều chất liệu khác như gỗ hoặc kính để tạo nên sự độc đáo và phong cách riêng. Chất liệu kim loại được ưa chuộng vì dễ dàng vệ sinh và bảo trì, phù hợp với không gian văn phòng thế hệ mới. Đặc biệt, tất cả các bàn làm việc của Okamura đều sử dụng thép hoặc nhôm, đây là những vật liệu chất lượng cao và có thể tái chế 100%.
4. 7 Tiêu chí chọn bàn làm việc phù hợp
Để chọn được loại bàn làm việc phù hợp, bạn cần xem xét các tiêu chí quan trọng để đảm bảo sản phẩm không chỉ đáp ứng nhu cầu sử dụng mà còn mang lại sự thoải mái và hiệu quả trong công việc. Dưới đây là 7 tiêu chí giúp bạn chọn được mẫu bàn làm việc ưng ý:
Phù hợp với diện tích không gian sử dụng: Bàn làm việc cần có kích thước phù hợp với không gian sử dụng trong văn phòng của bạn. Nên tránh chọn bàn quá lớn hoặc quá nhỏ so với diện tích phòng để đảm bảo không gian làm việc thoải mái, tiện nghi và dễ dàng di chuyển. Tham khảo ngay về kích thước bàn máy tính tiêu chuẩn để có thể lựa chọn một chiếc bàn phù hợp ngay nào.
Chiều cao bàn phù hợp với người dùng: Chiều cao bàn làm việc phải tương thích với chiều cao của người dùng để tạo ra tư thế ngồi thoải mái và đúng chuẩn, tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Đồng bộ với nội thất văn phòng: Bàn làm việc nên có thiết kế và màu sắc đồng bộ với tổng thể nội thất trong văn phòng. Sự nhất quán về phong cách giúp tạo ra một không gian làm việc chuyên nghiệp và thẩm mỹ hơn. Ngoài ra, bạn có thể dựa vào đặc điểm công việc để lựa chọn giữa gam màu trung tính nhẹ nhàng (be, xám, trắng, kem,...) và gam màu rực rỡ sinh động (vàng, cam, xanh lam, xanh lục,...).
Chất liệu bền bỉ, dễ vệ sinh: Nên chọn bàn làm việc từ chất liệu ít bị hao mòn, dễ vệ sinh và bảo dưỡng sẽ đảm bảo được độ bền đẹp của sản phẩm theo thời gian. Gỗ, kim loại hay kính là những lựa chọn phổ biến, mỗi loại chất liệu mang lại những ưu điểm riêng, phù hợp với nhu cầu và phong cách của từng văn phòng.
Dễ dàng di chuyển: Bàn làm việc nên được tích hợp chân bánh xe hoặc thiết kế tối giản để dễ dàng di chuyển và lắp đặt. Điều này giúp bạn chủ động thay đổi bố cục văn phòng khi cần thiết mà không gặp quá nhiều khó khăn.
Cho phép tùy chọn tính năng bổ sung: Bàn làm việc hiện đại thường tích hợp các tính năng bổ sung như ngăn kéo, kệ lưu trữ, cổng USB hay ổ cắm điện. Bạn nên lựa chọn những tiện ích phù hợp với nhu cầu sử dụng để hỗ trợ nhân viên gia tăng hiệu quả làm việc.
Hỗ trợ cải thiện sức khỏe: Những loại bàn giúp thay đổi tư thế làm việc hoặc bàn có thể điều chỉnh độ cao là lựa chọn phù hợp giúp bạn giảm thiểu các vấn đề về sức khỏe liên quan đến cột sống. Bạn có thể tham khảo bàn điều chỉnh độ cao Swift.
5. 3 Dòng sản phẩm bàn làm việc Okamura phong cách hiện đại
Thương hiệu Okamura-Nội thất văn phòng hàng đầu Nhật Bản nổi tiếng với các sản phẩm nội thất văn phòng chất lượng cao, mang phong cách hiện đại và thiết kế tinh tế. Các kiểu bàn làm việc của Okamura không chỉ đảm bảo tính thẩm mỹ mà còn chú trọng đến sự tiện dụng và thoải mái cho người dùng.
Dưới đây là 3 dòng sản phẩm bàn làm việc Okamura với phong cách hiện đại mà bạn không nên bỏ qua:
Dòng sản phẩm bàn làm việc Oree
Lấy cảm hứng từ nghệ thuật xếp giấy Origami Nhật Bản, dòng sản phẩm bàn làm việc Oree của Okamura nổi bật với thiết kế hiện đại, tối giản nhưng vẫn sang trọng. Bàn làm việc được chế tạo từ những vật liệu cao cấp và bền bỉ, phù hợp với nhiều không gian làm việc khác nhau.
Thuộc dòng bàn làm việc Oree có 3 sản phẩm bàn chính bao gồm:
Bàn dài |
|
Bàn họp |
|
Bàn quản lý |
|
Dòng sản phẩm bàn làm việc Precede
Dòng sản phẩm bàn làm việc Precede được thiết kế với phong cách hiện đại, tinh tế và tiện ích cao phù hợp cho không gian văn phòng đa dạng. Đặc trưng của dòng sản phẩm này chính là chất liệu kim loại sáng bóng tinh tế ở chân bàn kết hợp cùng nhiều kiểu dáng vân gỗ khác nhau ở mặt bàn.
Thuộc dòng Precede có 3 sản phẩm chính bao gồm:
Bàn làm việc |
|
Bàn họp |
|
Bàn điều chỉnh độ cao |
|
Dòng sản phẩm bàn làm việc Manifold A
Dòng sản phẩm bàn làm việc Manifold A được thiết kế với sự đơn giản và tính năng tiện ích cao, phù hợp với mọi không gian làm việc. Thuộc dòng sản phẩm bàn làm việc này bao gồm 4 sản phẩm chính gồm:
Bàn đôi |
|
Bàn đơn |
|
Bàn họp |
|
Bàn quản lý |
|
Bài viết trên đã giới thiệu tới bạn các loại bàn làm việc phổ biến hiện nay, đồng thời giới thiệu 3 dòng sản phẩm bàn làm việc nổi bật của thương hiệu Okamura được nhiều khách hàng ưa chuộng. Nếu có nhu cầu khám phá thêm 10+ mẫu bàn làm việc văn phòng hiện đại cho doanh nghiệp, mời bạn truy cập và tìm hiểu sản phẩm trực tiếp tại đây.