top of page
Tìm kiếm

Cách ngồi ghế công thái học TỐI ƯU với 2 bước điều chỉnh

Để ngồi ghế công thái học đúng cách và bảo vệ sức khỏe, việc điều chỉnh ghế ngồi và bề mặt làm việc là 2 yếu tố quan trọng được nhiều chuyên gia khuyến nghị giúp người dùng duy trì tư thế ngồi chuẩn nhất. Trong bài viết dưới đây, Okamura sẽ hướng dẫn chi tiết cách ngồi ghế công thái học, giúp bạn nâng cao sự thoải mái và ngăn ngừa các vấn đề cơ xương khớp. 

1. Bước 1: Điều chỉnh ghế công thái học theo đặc tính cơ thể

Để ngồi đúng cách trên ghế công thái học, bạn cần dựa vào đặc điểm cơ thể và điều chỉnh các tính năng như chiều cao ghế, độ sâu, tay ghế, độ nghiêng tựa lưng, hệ thống hỗ trợ thắt lưng và tựa đầu. Hướng dẫn chi tiết dưới đây sẽ giúp bạn điều chỉnh ghế một cách chính xác, nhằm duy trì tư thế ngồi thoải mái và tối ưu hiệu suất làm việc. 

1.1. Điều chỉnh chiều cao ghế

Xác định đúng chiều cao ghế giúp bạn ngồi thoải mái hơn, giảm căng thẳng cho đôi chân và duy trì tư thế ngồi chuẩn, từ đó cải thiện sức khỏe tổng thể. Để điều chỉnh chiều cao ghế, bạn hãy thao tác theo 2 bước sau:

  • Bước 1: Bạn hãy đứng trước ghế và điều chỉnh độ cao sao cho điểm cao nhất của đệm ngồi nằm ngay dưới đầu gối của bạn.

  • Bước 2: Sau khi đã điều chỉnh, bạn hãy ngồi xuống và kiểm tra xem toàn bộ bàn chân có thể tiếp xúc hoàn toàn với mặt sàn hay không.

Lưu ý: Ghế ngồi đạt độ cao lý tưởng khi chân bạn vuông góc với sàn nhà. Bạn nên để bàn chân chạm nhẹ mặt sàn, tránh để chân lơ lửng hoặc trùng xuống sẽ gây tổn thương cho phần cổ chân. Nếu ghế quá cao so với cơ thể, bạn có thể sử dụng đồ kê chân chuyên dụng để đảm bảo tư thế ngồi thoải mái.


Việc điều chỉnh chiều cao ghế phù hợp mang lại sự thoải mái, duy trì tư thế ngồi đúng cho người dùng
Việc điều chỉnh chiều cao ghế phù hợp mang lại sự thoải mái, duy trì tư thế ngồi đúng cho người dùng

1.2. Điều chỉnh độ sâu ghế

Độ sâu ghế là khoảng cách từ mép trước của đệm ngồi đến điểm xa nhất của tựa lưng. Việc điều chỉnh độ sâu ghế đúng cách giúp người dùng duy trì tư thế ngồi thoải mái, đảm bảo lưng được hỗ trợ tối đa và tạo không gian thoải mái cho đôi chân. Để đạt được tư thế ngồi chuẩn, bạn hãy làm theo 2 bước điều chỉnh dưới đây: 

  • Bước 1: Bạn hãy ngồi trên ghế và đặt chân phẳng trên sàn.

  • Bước 2: Bạn cần lùi tư thế ngồi về phía sau sao cho khoảng cách giữa mép trước của nệm ghế và bắp chân của bạn là 5 cm.

Lưu ý: Bạn nên điều chỉnh độ sâu ghế sao cho khi ngồi lùi về sau, phần đùi của bạn song song với mặt sàn và đầu gối tạo thành một góc 90 độ thoải mái.

1.3. Điều chỉnh tay ghế

Việc điều chỉnh tay ghế đúng cách giúp tạo sự thoải mái, giảm áp lực lên vai và cánh tay, đồng thời duy trì tư thế ngồi tự nhiên cho người dùng. Để điều chỉnh tay ghế một cách chuẩn xác, bạn có thể thực hiện điều chỉnh theo 2 bước sau:

  • Bước 1: Bạn hãy ngồi thẳng lưng, thả lỏng hai cánh tay dọc theo thân người.

  • Bước 2: Gập khuỷu tay tạo góc 90 độ, sau đó bạn điều chỉnh tay ghế sao cho vừa chạm nhẹ vào mặt dưới khuỷu tay, đảm bảo vị trí phù hợp để hỗ trợ cánh tay một cách tối ưu.

Lưu ý: Tay ghế nên được điều chỉnh ở mức bằng hoặc thấp hơn mặt bàn từ 2 đến 3 cm, sao cho bắp tay và khuỷu tay tạo thành góc từ 90 đến 120 độ. Việc tạo ra đường thẳng song song với mặt bàn giúp phân bổ áp lực đều từ cổ gáy xuống tay, đồng thời hỗ trợ tối ưu khi gõ bàn phím trong thời gian dài.


Tay ghế nên được đặt ngang hoặc thấp hơn mặt bàn khoảng 2 đến 3 cm
Tay ghế nên được đặt ngang hoặc thấp hơn mặt bàn khoảng 2 đến 3 cm

1.4. Điều chỉnh góc nghiêng tựa lưng

Điều chỉnh góc nghiêng của tựa lưng giúp hỗ trợ cột sống và mang lại sự thoải mái cho người dùng khi ngồi lâu. Để điều chỉnh một cách hợp lý, hãy thực hiện theo 3 bước sau:

  • Bước 1: Bạn hãy ngồi vào ghế với tư thế lưng thẳng và bàn chân đặt phẳng trên sàn, sau đó thả lỏng cơ thể.

  • Bước 2: Bạn cần nhấn hoặc kéo nút điều chỉnh để nghiêng tựa lưng về phía sau cho đến khi cảm thấy thoải mái và lưng được hỗ trợ tốt.

  • Bước 3: Khi đã đạt được góc nghiêng mong muốn, bạn hãy khóa lại vị trí tựa lưng để cố định tư thế ngồi.

Lưu ý: Nhiều người nghĩ rằng tư thế ngồi lý tưởng là 90 độ, nhưng thực tế, ngồi thẳng ở góc 90 độ tạo áp lực lên đĩa đệm cao hơn 40% so với tư thế ngả lưng ở góc 110 độ. Vì vậy, bạn nên điều chỉnh để tựa lưng nghiêng từ 95 đến 115 độ nhằm mang lại trải nghiệm sử dụng tốt nhất với bàn phím và chuột.

1.5. Điều chỉnh hệ thống hỗ trợ thắt lưng

Hệ thống hỗ trợ thắt lưng là chìa khóa để bảo vệ cột sống và giảm áp lực lên vùng lưng dưới, đặc biệt khi người dùng phải ngồi làm việc trong thời gian dài. Để điều chỉnh đúng cách, bạn hãy làm theo 3 bước sau:

  • Bước 1: Bạn hãy ngồi thẳng lưng và đặt hai bàn chân phẳng trên sàn, sau đó xác định vị trí thắt lưng cần được hỗ trợ.

  • Bước 2: Bạn hãy sử dụng nút hoặc cần gạt điều chỉnh để nâng hạ độ cao của tựa lưng sao cho phù hợp với đường cong tự nhiên của lưng dưới.

  • Bước 3: Bạn có thể điều chỉnh nghiêng ghế về phía trước hoặc phía sau tùy theo ý muốn.

Lưu ý: Nếu bạn đã ngồi sai tư thế trong thời gian dài, cột sống sẽ cần một khoảng thời gian để thích nghi. Trong giai đoạn này, bạn có thể cảm thấy gò bó, không thoải mái, thậm chí có thể gặp phải cơn đau lưng do các tổn thương trước đó.

1.6. Điều chỉnh tựa đầu 

Điều chỉnh tựa đầu đúng cách giúp bạn giảm áp lực lên cổ và vai, mang lại cảm giác thoải mái tối đa khi ngồi làm việc lâu dài. Để đảm bảo tựa đầu hỗ trợ tốt cho cơ thể, bạn có thể thực hiện các bước sau:

  • Bước 1: Bạn hãy điều chỉnh tựa đầu lên hoặc xuống cho đến khi phần giữa của tựa đầu chạm vào vị trí ngay dưới gáy, tạo sự hỗ trợ tự nhiên cho cổ khi bạn ngồi thẳng lưng.

  • Bước 2: Bạn hãy nghiêng bộ phận tựa đầu (tùy theo loại ghế công thái học) về phía trước hoặc sau cho đến khi phần sau đầu được ôm sát, giúp giảm căng thẳng cho cổ.

Lưu ý: Tựa đầu chỉ cần hỗ trợ nhẹ nhàng cho cổ, không nên ép vào một vị trí cố định hoặc đẩy đầu quá mức về phía trước hay sau. Bằng cách này, bạn sẽ giảm thiểu áp lực lên cổ và đầu, từ đó giúp giảm căng thẳng cơ bắp, đau nhức và cải thiện tuần hoàn máu.


Đặt tựa đầu đúng vị trí giúp giảm căng thẳng cho cổ và vai của người dùng
Đặt tựa đầu đúng vị trí giúp giảm căng thẳng cho cổ và vai của người dùng

2. Bước 2: Điều chỉnh bề mặt làm việc 

Việc điều chỉnh bề mặt làm việc bao gồm việc điều chỉnh khoảng cách và sắp xếp các vật dụng trên bàn sao cho phù hợp với tầm với của bạn khi ngồi trên ghế công thái học. Nếu điều chỉnh không đúng cách, bạn có thể làm giảm hiệu quả của ghế công thái học, dẫn đến tư thế ngồi không đúng và không thoải mái. Cụ thể:

  • Khi vật dụng (như bàn phím, chuột, tài liệu, điện thoại,..) đặt quá xa, người dùng sẽ phải với tay hoặc cúi người về phía trước, gây ra tình trạng căng cơ ở vai, cổ và lưng.

  • Ngược lại, khi vật dụng đặt quá gần, người dùng sẽ có xu hướng co tay hoặc ngồi ở tư thế gò bó, gây mỏi cơ và làm lệch vị trí ngồi.

2.1. Điều chỉnh vị trí bàn phím và chuột

Để điều chỉnh vị trí bàn phím và chuột, bạn hãy làm theo hướng dẫn sau:

  • Khoảng cách: Bạn hãy đặt bàn phím và chuột trong tầm với của cánh tay khi ngồi thẳng lưng. Khi bạn đặt tay lên bàn phím, khuỷu tay nên tạo thành góc khoảng 90 độ, giúp giảm thiểu áp lực lên vai và cổ.

  • Chiều cao: Bạn điều chỉnh độ cao của bàn phím và chuột sao cho cổ tay thẳng và không bị nâng lên hay hạ xuống quá nhiều khi làm việc. Nếu cần, bạn hãy sử dụng kê tay để hỗ trợ cổ tay ở vị trí thoải mái nhất. 

  • Sắp xếp: Bạn nên đặt chuột ở bên phải hoặc bên trái bàn phím, tùy thuộc vào chiều tay thuận, để dễ dàng di chuyển và giảm căng cơ. Nếu sử dụng các thiết bị điều khiển khác, bạn hãy đảm bảo chúng nằm trong tầm với và cùng bề mặt với bàn phím để thuận tiện khi làm việc.

2.2. Điều chỉnh vị trí màn hình (với máy tính để bàn)

Điều chỉnh vị trí màn hình không chỉ giúp bạn duy trì tư thế ngồi khoa học mà còn bảo vệ sức khỏe đôi mắt trong suốt quá trình làm việc. Dưới đây là một số hướng dẫn thiết thực để tối ưu hóa vị trí màn hình của bạn:

  • Chiều cao: Bạn nên đặt màn hình sao cho phần trên cùng ngang tầm mắt hoặc hơi thấp hơn. Nếu bạn sử dụng kính hai tròng, hãy hạ thấp màn hình thêm 1 đến 2 inch (khoảng 2 đến 5 cm) để tạo cảm giác thoải mái hơn khi nhìn vào màn hình.

  • Khoảng cách: Bạn hãy đặt màn hình ngay trước mặt sao cho khoảng cách giữa màn hình và mắt tương đương với một cánh tay. Khoảng cách nên từ 20 inch (khoảng 50 cm) đến 40 inch (khoảng 100 cm) để giúp mắt bạn thoải mái và giảm nguy cơ mỏi mắt.

  • Góc nghiêng: Bạn điều chỉnh góc nghiêng của màn hình để tránh phản chiếu ánh sáng từ đèn hoặc cửa sổ, giúp giảm tình trạng chói mắt và đảm bảo màn hình đảm bảo màn hình luôn rõ nét và dễ nhìn.

2.3. Điều chỉnh vị trí máy tính xách tay 

Nếu sử dụng máy tính xách tay để làm việc thay cho máy tính để bàn, bạn có thể tham khảo hướng dẫn điều chỉnh vị trí như sau:

  • Sắp xếp trên đế tản nhiệt: Nếu bạn sử dụng máy tính xách tay trong thời gian dài, hãy sử dụng một đế tản nhiệt để giúp máy mát hơn và nâng màn hình lên đến độ cao phù hợp, tạo góc nhìn thoải mái và tự nhiên hơn.

  • Kết nối với màn hình rời: Đối với những công việc yêu cầu thực hiện trên màn hình rộng và ít di chuyển, bạn có thể kết nối máy tính xách tay với một màn hình rời tại chỗ ngồi cố định để mở rộng không gian làm việc. Màn hình rời thường có độ cao và góc nhìn tối ưu hơn, giúp bạn duy trì tư thế thẳng lưng và tránh việc cúi đầu quá nhiều. 

  • Bàn phím và chuột rời: Bàn phím và chuột rời cho phép bạn điều chỉnh vị trí của chúng ngang tầm khuỷu tay, giữ tay và cổ tay ở tư thế tự nhiên. Ngoài ra, việc này cũng hỗ trợ bạn điều chỉnh khoảng cách giữa mắt và màn hình, từ đó giảm thiểu nguy cơ mỏi mắt khi ngồi làm việc lâu.


Đặt máy tính xách tay ở vị trí phù hợp mang lại góc nhìn tối ưu hơn cho người dùng
Đặt máy tính xách tay ở vị trí phù hợp mang lại góc nhìn tối ưu hơn cho người dùng

3. Lợi ích khi ngồi ghế công thái học đúng cách

Ngồi ghế công thái học đúng cách không chỉ mang lại cảm giác thoải mái mà còn giúp cải thiện sức khỏe tổng thể. Dưới đây là những lợi ích nổi bật của tư thế ngồi chuẩn:

  • Hỗ trợ cột sống: Ghế công thái học được thiết kế với các điểm tựa thích hợp giúp nâng đỡ cột sống luôn ở vị trí tự nhiên. Điều này giảm thiểu áp lực lên đĩa đệm và các khớp xương, từ đó ngăn ngừa tình trạng đau lưng, mỏi cổ và các vấn đề khác.

  • Cải thiện tuần hoàn máu, giảm mệt mỏi: Khi ngồi đúng tư thế, máu có thể lưu thông dễ dàng hơn, giúp cung cấp oxy và dưỡng chất cho não bộ. Nhờ đó, bạn sẽ cảm thấy bớt mệt mỏi, tăng cường năng lượng và duy trì sự tỉnh táo trong thời gian dài.

  • Tăng năng suất làm việc: Với tư thế ngồi đúng, bạn sẽ giảm thiểu những gián đoạn do đau nhức (đau lưng, nhức vai gáy, mỏi mắt), từ đó nâng cao khả năng làm việc và đạt hiệu quả tốt hơn trong các nhiệm vụ hàng ngày.

  • Hạn chế các vấn đề về xương khớp: Việc ngồi đúng cách làm giảm nguy cơ mắc phải các bệnh lý như viêm khớp hay thoái hóa khớp. Ghế công thái học giúp duy trì sự linh hoạt cho cơ thể, giảm thiểu áp lực lên các khớp xương và giúp chúng hoạt động hiệu quả.


Ngồi đúng cách trên ghế công thái học mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho sức khỏe của người dùng
Ngồi đúng cách trên ghế công thái học mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho sức khỏe của người dùng

4. 5 kinh nghiệm chọn mua ghế công thái học uy tín

Khi làm việc trong nhiều giờ liên tục, việc chọn lựa ghế ngồi phù hợp là điều thiết yếu. Dưới đây là những kinh nghiệm thiết thực giúp bạn lựa chọn được ghế công thái học uy tín, đảm bảo mang lại sự thoải mái và hỗ trợ tốt nhất cho sức khỏe:

  • Chọn thương hiệu lâu đời: Bạn nên lựa chọn những thương hiệu nội thất có bề dày kinh nghiệm và uy tín trong ngành. Đây là những thương hiệu được biết đến với chất lượng sản phẩm mà còn thường xuyên cập nhật công nghệ mới và xu hướng thiết kế hiện đại. Ngoài ra, bạn cũng sẽ nhận được hệ thống tư vấn chuyên nghiệp từ các chuyên gia công thái học và dịch vụ hậu mãi tận tình.

  • Chú ý đến chất liệu: Bạn nên lựa chọn những chất liệu có độ bền cao và mang lại cảm giác thoải mái trong quá trình sử dụng. Những mẫu ghế được làm từ các loại vải lưới hoặc da thật thường mang đến trải nghiệm ngồi dễ chịu và thoáng mát. Ngoài ra, bạn có thể ưu tiên sử dụng các loại vải thân thiện với môi trường như vải Renet, được nghiên cứu và phát triển bởi thương hiệu Okamura. Đây là loại vải bền bỉ, thân thiện với môi trường, mang lại sự thoải mái tối ưu cho người dùng khi ngồi.

  • Kiểm tra các tính năng điều chỉnh: Bạn hãy chú ý đến khả năng điều chỉnh chiều cao, độ sâu, độ nghiêng và bộ phận tay ghế trong quá trình lựa chọn. Đây là những tính năng hỗ trợ bạn tìm ra tư thế ngồi thoải mái nhất, giảm thiểu áp lực lên cột sống và tránh đau lưng khi làm việc lâu dài.

  • Đọc kỹ thông tin bảo hành: Thông tin bảo hành không chỉ là cam kết về chất lượng sản phẩm mà còn bảo vệ quyền lợi của bạn trong quá trình sử dụng. Một chính sách bảo hành rõ ràng và dài hạn cho thấy nhà sản xuất tự tin vào sản phẩm của mình và sẵn sàng hỗ trợ khách hàng. Vì vậy, hãy dành thời gian xem xét các điều khoản bảo hành để chắc chắn rằng bạn nhận được sự hỗ trợ khi cần thiết.

  • Trải nghiệm trước khi mua: Bạn có thể trải nghiệm trực tiếp ghế công thái học tại showroom để cảm nhận sự thoải mái và khả năng điều chỉnh của ghế. Mỗi người có hình thể và thói quen ngồi khác nhau, do đó trải nghiệm thực tế sẽ giúp bạn chọn được sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu và sở thích của mình.


Nắm vững kinh nghiệm mua sắm giúp bạn dễ dàng chọn được chiếc ghế phù hợp
Nắm vững kinh nghiệm mua sắm giúp bạn dễ dàng chọn được chiếc ghế phù hợp

5. Okamura - Thương hiệu ghế công thái học nhập khẩu cao cấp từ Nhật Bản

Okamura là một trong những thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực nội thất văn phòng cao cấp, nổi bật với sự hòa quyện hoàn hảo giữa công nghệ tiên tiến và thiết kế tinh tế. Thương hiệu Okamura không chỉ mang đến những sản phẩm đáp ứng nhu cầu sử dụng mà còn phản ánh phong cách thiết kế tối giản - đặc trưng của nền văn hóa Nhật Bản. 

Ghế công thái học do Okamura nghiên cứu gây ấn tượng với thiết kế thông minh và tính năng vượt trội, không chỉ chú trọng đến thẩm mỹ mà còn thể hiện sự quan tâm đến sức khỏe của người dùng. Mỗi dòng ghế đều được trang bị các chức năng điều chỉnh linh hoạt, cho phép bạn tùy chỉnh chiều cao, độ sâu và vị trí ghế nhằm đạt tư thế ngồi lý tưởng nhất.


Ghế công thái học đến từ thương hiệu Okamura là sự kết hợp hoàn hảo giữa thiết kế tinh tế và tính năng vượt trội
Ghế công thái học đến từ thương hiệu Okamura là sự kết hợp hoàn hảo giữa thiết kế tinh tế và tính năng vượt trội

Bạn có thể tham khảo bảng dưới đây để hiểu rõ hơn về các dòng ghế công thái học hiện có tại Okamura:


Ghế công thái học cho nhà điều hành

Ghế công thái học cho nhân viên văn phòng

Chất liệu

  • Khung ghế: Nhôm đúc

  • Đệm ngồi: Da thật/ Lưới/ Polyester

  • Khung ghế: Nhôm đúc/ nhựa cao cấp

  • Đệm ngồi: Polyester/ Lưới

Tính năng điều chỉnh

  • Cơ chế nghiêng mắt cá chân.

  • Cơ chế vận hành thông minh, điều chỉnh độ ngả, độ sâu, độ cao chỉ bằng một chạm ngay dưới tay ghế.

  • Tay ghế có thể điều chỉnh đa chiều, bao gồm độ cao, độ sâu và độ căng ngả của ghế. 

  • Cơ chế nghiêng mắt cá chân.

  • Có khả năng điều chỉnh độ cao, độ sâu và độ căng ngả.

  • Tay ghế có thể điều chỉnh đa chiều, bao gồm chiều cao, chiều sâu, chiều rộng và góc độ. 

Các dòng ghế nổi bật

  • Ghế Legender

  • Ghế Contessa II

  • Ghế Choral

  • Ghế Finora

  • Ghế Sabrina

  • Ghế Sphere

  • Ghế Sylphy

Trên đây là những hướng dẫn chi tiết về cách ngồi ghế công thái học đúng cách, cùng với các kinh nghiệm thiết thực để chọn mua ghế công thái học uy tín. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về các sản phẩm của Okamura, hãy ghé thăm website chính thức hoặc trực tiếp đến showroom để được tư vấn và trải nghiệm những mẫu ghế hiện đại, tối ưu cho sức khỏe và hiệu quả làm việc của bạn.

bottom of page