top of page
Tìm kiếm

Xu hướng nội thất bền vững thịnh hành 2024

Năm 2024, nội thất bền vững đang trở thành xu hướng nổi bật, khi người tiêu dùng không chỉ tìm kiếm sự tiện nghi và thẩm mỹ mà còn quan tâm đến bảo vệ môi trường. Những sản phẩm này không chỉ giảm thiểu tác động của hiệu ứng nhà kính mà còn tạo ra không gian sống an toàn và lành mạnh. Hãy cùng Nội thất văn phòng hàng đầu Nhật Bản - Okamura khám phá khái niệm và tầm quan trọng của nội thất bền vững, cũng như cách lựa chọn phù hợp cho văn phòng, góp phần xây dựng một tương lai xanh hơn!

1. Nội thất bền vững là gì?

Nội thất bền vững là những sản phẩm nội thất được chế tạo từ các vật liệu giúp giảm thiểu tác động đến môi trường và hạn chế ô nhiễm không khí. Hơn nữa, nội thất bền vững còn có khả năng tái sử dụng, do đó có thể kéo dài tuổi thọ và tận dụng tối đa công dụng của sản phẩm.

Theo Liên hợp quốc, tính bền vững được định nghĩa là “Đáp ứng nhu cầu của hiện tại mà không ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”. (1) Như vậy, với các doanh nghiệp hiện nay, tính bền vững có thể hiểu là duy trì sự thành công đồng thời đóng góp tích cực vào việc cải thiện phúc lợi môi trường và xã hội.   

Đặc trưng của nội thất bền vững bao gồm:

  • Sử dụng vật liệu từ nguồn tái tạo hoặc tái chế

  • Tránh các hóa chất gây ô nhiễm và có hại cho sức khỏe con người,

  • Ưu tiên vật liệu địa phương hoặc sản xuất trong nước để giảm thiểu việc vận chuyển

  • Lựa chọn những vật liệu có độ bền cao, không dễ lỗi thời theo thời gian. 

Theo PGS.TS.KTS Hoàng Mạnh Nguyên - Viện Khoa học công nghệ Đô thị xanh đã phát biểu trong buổi “Tọa đàm khoa học nội thất bền vững” tại Đại học Kiến trúc Hà Nội: 

“Nội thất bền vững chia làm 3 nhóm tác động chính bao gồm:

  • Tác động đến sức khỏe con người – lấy con người làm trung tâm; 

  • Đóng góp cho cộng đồng;

  • Đáp ứng nhu cầu về sở thích của người sử dụng. 

Vì vậy, một không gian nội thất bền vững cần đảm bảo các yếu tố sau: Chất lượng không khí, tiện nghi ánh sáng và giảm thiểu tiếng ồn.” (2)     

2. Tầm quan trọng của nội thất bền vững 

Việc sử dụng nội thất bền vững không chỉ nâng cao chất lượng cuộc sống hiện tại mà còn góp phần xây dựng môi trường sống tốt đẹp hơn cho thế hệ tương lai nhờ vào 3 đặc điểm sau:

2.1  Đồ nội thất bền vững thân thiện với môi trường: 

Đồ nội thất bền vững được làm từ các nguyên liệu ít gây hại cho môi trường như vật liệu tái chế, vật liệu tự nhiên, vật liệu có sẵn tại địa phương,... Việc sử dụng những tài nguyên có sẵn giúp giảm thiểu hoạt động khai thác mới, từ đó làm giảm lượng khí CO2 thải ra môi trường.

Vải tái chế từ lưới đánh cá đã qua sử dụng là một trong những vật liệu thân thiện với môi trường.
Vải tái chế từ lưới đánh cá đã qua sử dụng là một trong những vật liệu thân thiện với môi trường.

2.2 An toàn hơn trong không gian sống và làm việc: 

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các vật liệu sử dụng cho nội thất hiện nay tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ô nhiễm không khí trong nhà và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người sử dụng. Hầu hết các loại vật liệu không được kiểm tra mức độ an toàn về phát thải khí độc hại trước khi đưa ra thị trường trong khi con người thường dành từ 80 - 90% tổng thời gian hàng ngày ở trong nhà.

Cụ thể, bất kỳ vật liệu nào bao gồm đồ nội thất, vải, vật liệu xây dựng,... đều có thể giải phóng các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) gây tác động xấu đến sức khỏe người dùng trong thời gian ngắn và dài hạn như dị ứng, hen suyễn, đau nửa đầu,... Tuy nhiên những hợp chất này lại có rất ít trong đồ nội thất bền vững nên việc lựa chọn các sản phẩm nội thất bền vững tạo ra một không gian thông thoáng và an toàn hơn.   

Chọn lựa nội thất bền vững không chỉ là lựa chọn cho môi trường, mà còn là lựa chọn cho sức khỏe của bạn. Một chiếc ghế làm việc phù hợp, với kích thước đúng chuẩn, sẽ giúp bạn duy trì tư thế ngồi thẳng lưng, giảm thiểu áp lực lên cột sống, từ đó hạn chế các vấn đề về đau lưng, mỏi cổ, và nâng cao hiệu suất làm việc. Hãy cùng Okamura tìm hiểu thêm về cách chọn Kích thước ghế làm việc phù hợp, giúp bạn tăng hiệu quả công việc.

2.3 Giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu: 

Đồ nội thất bền vững được chế tạo từ các vật liệu có tuổi thọ cao như các loại composite (vật liệu tổng hợp) giúp đảm bảo độ bền và hoạt động ổn định trong thời gian dài. Điều này cho phép các doanh nghiệp sản xuất xây dựng quy trình cung ứng nguyên vật liệu hiệu quả hơn. Từ đó, hỗ trợ giảm thiểu các vấn đề biến đổi khí hậu và bảo vệ hành tinh khỏi tình trạng cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên

3. Nguyên tắc lựa chọn nội thất bền vững

Đồ nội thất bền vững là một khái niệm chưa hoàn toàn phổ biến nên việc lựa chọn nội thất có tính bền vững gây khó khăn với người tiêu dùng. Để lựa chọn đúng những sản phẩm nội thất bền vững cho căn hộ và văn phòng làm việc, bạn có thể tham khảo những nguyên tắc sau: 

3.1 Chọn vật liệu có nguồn gốc tái chế: 

Sử dụng vật liệu tái chế giúp giảm nhu cầu khai thác tài nguyên thiên nhiên và lượng rác thải khó phân hủy trên hành tinh, từ đó giảm thiểu sự tàn phá môi trường tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học. Ngoài ra, nội thất làm từ vật liệu tái chế thường có thiết kế độc đáo và sáng tạo, mang lại sự mới mẻ và cá nhân hóa cho không gian sống. 

Ví dụ, với sản phẩm ghế làm việc văn phòng, bạn có thể tham khảo các mẫu ghế lưới đến từ thương hiệu nội thất cao cấp Okamura làm từ vật liệu vải Re:net. Vật liệu được làm từ chỉ PET tái chế và những bộ lưới đánh cá đã qua sử dụng với độ co giãn tốt, mang lại cảm giác thoải mái tối ưu đúng tư thế ngồi cho người dùng. 

Mẫu ghế Sphere của Okamura được làm từ chất liệu vải Re:net, mang đến cảm giác êm ái, mềm mại cho người dùng.
Mẫu ghế Sphere của Okamura được làm từ chất liệu vải Re:net, mang đến cảm giác êm ái, mềm mại cho người dùng.

3.2 Chọn vật liệu ít hoá chất, ít gây hại môi trường: 

Nội thất được làm từ vật liệu ít hoá chất không gây hại cho sức khỏe con người và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường. Một số vật liệu bạn có thể cân nhắc khi lựa chọn đồ nội thất bao gồm:

  • Vật liệu composite tự nhiên: Các vật liệu được làm từ sợi thực vật (như lanh, gai dầu, hoặc dừa) kết hợp với nhựa sinh học hoặc keo không chứa hóa chất độc hại là lựa chọn tốt cho môi trường.

  • Vải hữu cơ: Vải làm từ bông hữu cơ, lanh, gai dầu hoặc len không chỉ thân thiện với môi trường mà còn an toàn cho sức khỏe người dùng vì chúng không chứa thuốc trừ sâu hoặc hóa chất độc hại.

  • Kim loại tái chế: Sắt, nhôm và thép tái chế từ các sản phẩm cũ có thể được sử dụng để tạo ra đồ nội thất mới, giảm thiểu nhu cầu khai thác quặng kim loại mới và tiết kiệm năng lượng.

3.3 Chọn nội thất bền, sử dụng lâu dài: 

Việc lựa chọn những sản phẩm nội thất có độ bền cao sẽ giảm thiểu việc phải thay thế thường xuyên, từ đó giảm áp lực lên nguồn tài nguyên tự nhiên và môi trường. Bạn nên ưu tiên chọn những sản phẩm nội thất đạt chuẩn theo chương trình Green Wave (chương trình nội bộ của tập đoàn Okamura với mục tiêu hướng đến sự phát triển bền vững), có thể tái chế cũng như tái sử dụng để bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.

Dòng ghế Sabrina là một trong những sản phẩm thuộc chương trình Green Wave của Okamura.
Dòng ghế Sabrina là một trong những sản phẩm thuộc chương trình Green Wave của Okamura.

3.4 Có chuỗi cung ứng vật liệu tốt: 

Khi lựa chọn đồ nội thất bền vững, một trong những yếu tố quan trọng nhất là chuỗi cung ứng vật liệu. Bạn cần tìm hiểu kỹ về nguồn gốc, quá trình sản xuất và vận chuyển của các vật liệu cấu thành nên sản phẩm. Một chuỗi cung ứng tốt cần đảm bảo rằng những yếu tố sau: 

  • Nguyên liệu được khai thác và sản xuất một cách bền vững: Các loại vải có chứng nhận GOTS (Global Organic Textile Standard) chứng tỏ chúng được trồng hữu cơ, không sử dụng hóa chất độc hại và quá trình sản xuất tuân thủ các tiêu chuẩn lao động và xã hội.(1)

  • Quá trình sản xuất minh bạch: Nhà sản xuất cần công bố rõ ràng về các đối tác cung cấp nguyên liệu, các quy trình sản xuất và các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường.

  • Vận chuyển tối ưu: Việc vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm cuối cùng cũng ảnh hưởng đến tính bền vững. Người dùng nên ưu tiên các sản phẩm được sản xuất gần nơi sinh sống để giảm thiểu lượng khí thải carbon.

3.5 Có chứng nhận hoặc nhãn hiệu nội thất xanh: 

Bạn nên chọn những sản phẩm nội thất có chứng nhận xanh hoặc nhãn hiệu bền vững như LEED, ENERGY STAR,... giúp an tâm hơn về tính bền vững và an toàn của sản phẩm. Ví dụ, sản phẩm của tập đoàn Okamura đã đạt được giải thưởng “Truyền thông Môi trường lần thứ 24” đảm bảo nội thất do thương hiệu sản xuất tạo ra một cách an toàn và bảo vệ môi trường.

Việc dựa vào các nguyên tắc trên không chỉ giúp bạn lựa chọn được sản phẩm nội thất chất lượng và an toàn cho sức khỏe mà còn góp phần bảo vệ môi trường. Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo bài viết sau đây để có thêm kiến thức về các sản phẩm nội thất bền vững.

4. Okamura - Thương hiệu nội thất bền vững đến từ Nhật Bản

Được thành lập vào năm 1945, thương hiệu Okamura đã trải qua một chặng đường không ngừng phát triển và đổi mới. Với những thiết kế mang đậm tính sáng tạo, sang trọng nhưng vẫn giữ được nét đơn giản, Okamura không chỉ chinh phục thị trường mà còn tạo dựng nên một thương hiệu kết hợp hoàn hảo giữa chất lượng và phong cách. Ngoài ra, Okamura luôn hướng tới việc cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm, kết hợp với trách nhiệm xã hội và môi trường.    

Từ những ngày đầu, các nhà thiết kế tại Okamura đã kiên trì cố gắng với sứ mệnh “Đóng góp cho xã hội bằng cách tạo ra môi trường nơi mọi người có thể phát triển với những ý tưởng phong phú và chất lượng đáng tin cậy”. Okamura hiện đang doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực sản xuất nội thất bền vững, được nhiều khách hàng tin tưởng và ưa chuộng. Thành công của Okamura là kết quả của việc áp dụng những nguyên tắc sau:

  • Nỗ lực giảm khí thải nhà kính: Doanh nghiệp luôn nỗ lực giảm khí thải nhà kính bằng cách tối ưu hóa quy trình vận chuyển, phân phối nguyên liệu thô cũng như sản phẩm đến tay khách hàng. Các biện pháp tiết kiệm năng lượng và chuyển đổi sang sử dụng năng lượng tái tạo cũng được khuyến khích để đáp ứng nhu cầu điện trong nhà máy.

  • Giám sát lượng khí thải CO2: Okamura duy trì sự giám sát nghiêm ngặt lượng khí thải CO2 trong suốt vòng đời sản phẩm, từ khâu thu mua nguyên liệu thô, quá trình sản xuất, bán hàng, cho đến thải bỏ sau khi sử dụng. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể chủ động kiểm soát và giảm thiểu được ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.  

  • Phát triển sản phẩm đạt tiêu chuẩn Green Wave: Theo chương trình Green Wave (chương trình nội bộ của Okamura hướng đến mục tiêu giảm lượng khí thải carbon ra môi trường đến năm 2050 là 0%), các nội thất được sản xuất cần đáp ứng đầy đủ 7 tiêu chí bao gồm tiết kiệm tài nguyên, khả năng tái chế, tuổi thọ cao, sử dụng vật liệu tái chế, khả năng tái sử dụng, an toàn và bảo vệ môi trường, bảo tồn năng lượng. . 

  • Ứng dụng vật liệu vải Re:net: Okamura đã tiên phong ứng dụng vật liệu vải Re:net – một loại vải được tái chế từ lưới đánh cá đã qua sử dụng. Vật liệu mới không chỉ giúp giảm thiểu lượng rác thải nhựa đại dương mà còn mang lại giá trị sử dụng cao. Những chiếc ghế văn phòng, ghế đa năng hay ghế điều hành của Okamura được làm từ vải Re:net được nhiều khách hàng lựa chọn vì thiết kế phong cách, thân thiện với môi trường, góp phần bảo vệ môi trường biển xanh - sạch - đẹp trong tương lai.  

Bài viết trên đã gửi tới bạn những thông tin mới nhất về nội thất bền vững cũng như hướng dẫn cách lựa chọn nội thất bền vững cho môi trường sinh hoạt và làm việc của bạn. Để kiến tạo nên không gian an toàn, tiện nghi và nâng tầm phong cách sống thì những sản phẩm nội thất cao cấp bền vững là lựa chọn bạn không nên bỏ qua.

bottom of page